Đi ngủ sớm đảm bảo sự phục hồi cơ thể tốt hơn. Vì vậy thực sự không nên ngủ muộn bởi những nghiên cứu mới nhất chứng minh, ngủ muộn tạo điều kiện thuận lợi cho béo phì, những sự nghiện ngập và trầm cảm, có thể cả các bệnh ung thư.
Nên ngủ lúc mấy giờ thì tốt?
Nếu vào lúc nửa đêm – bạn sẽ bị nguy cơ trục trặc sức khỏe đe dọa, bởi sống trái với đồng hồ sinh học của bản thân. Nó quy định nhịp hoạt động của cơ thể vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Đồng hồ nội tâm này của chúng ta đồng nhất với nhịp ngày và đêm.
Đã hàng ngàn năm chúng ta từng sống thuận với nó. Mặt trời xuất hiện ở hướng đông bắt đầu và hoạt động tích cực của con người và kết thúc khi mặt trời lặn ở hướng tây. Cơ thể chúng ta không được chuẩn bị để đi ngủ quá muộn.
Sau 22 giờ, nhiều cơ quan của cơ thể (thí dụ: tim, phổi, dạ dày) giảm cường độ làm việc, bởi ban đêm là thời gian được dành cho nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Chúng sẽ bắt đầu hoạt động kém hiệu quả - trường hợp buộc phải làm việc hết công suất đến nửa đêm.
Thức khuya tạo điều kiện thuận lợi cho béo phì
Sự kéo dài thời gian ban ngày trái với những chỉ dẫn của đồng hồ sinh học có thể gây ra những hậu quả thế nào? Thí dụ béo phì. Việc ăn bữa tối quá muộn tạo điều kiện thích hợp cho béo phì nhiều hơn ăn, thậm chí số lượng nhiều trong ngày. Những kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ (Đại học bang Ohio) tiến hành với hai nhóm chuột thí nghiệm có thể suy ra điều đó.
Nhóm thứ nhất được kéo dài nhân tạo thời gian ban ngày, nhóm thứ hai – sống thuận với chu kỳ ngày đêm. Trong vòng 2 tháng đàn chuột nhóm 1 béo 50% nhiều hơn so với đồng loại nhóm 2, bởi chúng ăn bữa tối vào nửa đêm – hiện tượng hệ tiêu hóa chưa được chuẩn bị.
Ngủ đủ kìm hãm sự phát triển của… tế bào ung thư
Thói quen ngủ muộn có thể là nguyên nhân trầm cảm, bởi não bộ cũng hoạt động thuận lợi với chu kỳ một ngày. Việc làm rối loạn hoạt động của nó dẫn đến cảm giác bất an, suy giảm chức năng nhận biết, trầm cảm – chuyên gia Tâm lý học Mỹ, GS Alan Rosenwasser khẳng định. Nhà khoa học cũng phát hiện ra thực tế: tình trạng rối loạn nhịp giấc ngủ và thức giấc tự nhiên cũng làm chúng ta dễ bị nghiện ngập.
Việc bắt đầu giấc ngủ vào lúc nửa đêm cũng có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư, bởi nó làm rối loạn quá trình tiết xuất melatonine, bóng tối – trái lại gia tăng sản xuất. Nồng độ cao hormone này gây cảm giác buồn ngủ.
Theo chuyên gia ung thư nổi tiếng Mỹ, G.S B.S David Blask, nồng độ cao melatonine còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Giống như nó… ru ngủ chúng. Có nghĩa, ngủ đi kìm hãm sự phát triển của ung thư.
Sống thuận với tự nhiên
Tính chất đặc biệt quan trọng của đồng hồ sinh học là tính ổn định của nó – không thể nhanh chóng làm rối loạn chu kỳ đồng hồ sinh học. Không ai thuyết phục, bạn đi ngủ vào lúc 21 giờ, xong hãy thử một giờ chậm hơn.
Thực tế, không quá khó. Cần tự an ủi: “Không phải tất cả công việc trong ngày bắt buộc phải hoàn thành với kết quả mỹ mãn”.
Hãy bắt đầu nghỉ từ lúc 21 giờ, không cảm giác tội lỗi. Tắt máy vi tính, tạm nghỉ công việc gia đình, hãy thư giãn bằng cách đọc vài trang sách. Và tắt đèn vào lúc 22 giờ!