18:19
Lê Hướng Quỳ là 1/38 học sinh lớp Sơ trung 7/1, khóa đầu tiên mở đầu cho một mô hình đào tạo có tầm nhìn chiến lược, chuyên sâu có hệ thống từ: Sơ, Trung, Đại học trong 12 năm tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hầu hết học viên thuộc mô hình đào tạo này đều nên người và thành danh họa sĩ, nhà điêu khắc.
Lê Hướng Quỳ sinh 1944 tại Hậu Lộc, Thanh Hóa. Vốn có năng khiếu từ nhỏ, lại được đào tạo cả hai chuyên ngành điêu khắc, hội họa tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Lê Hướng Quỳ tốt nghiệp Trung cấp Điêu khắc năm 1967, về công tác tại phòng Thông tin cổ động Sở Văn hóa Tỉnh Hải Dương. Năm 1977, ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật chuyên ngành Hội họa, hầu như cả cuộc đời ông gắn bó với quê hương Hải Dương. Cũng như nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc cùng thế hệ, khi về công tác tại Sở Văn hóa các địa phương, nhiệm vụ chính trị là làm công tác thông tin cổ động, như lời ông tự bạch trong tuyển tập hội họa Lộ trình và tâm thức. Lê Hướng Quỳ viết trong đó: "Phải tự học... đồ họa, mỹ thuật ứng dụng... kịp thời vẽ panô tranh cổ động". Kết quả là tranh cổ động Phân nhiều lúa tốt, thêm phần bội thu đã được tuyển chọn làm tranh mẫu in phổ cập rộng rãi là một minh chứng cụ thể. Có điều trong bề bộn tâm tư, công sức, thời gian cho công tác thông tin cổ động ông vẫn giành trọn tình yêu cho nghệ thuật hội họa. Tuyển tập các tác phẩm sơn dầu, bột màu, lụa, trực họa, ký họa... trong Lộ trình và tâm thức năm 2012 là một minh chứng có sức thuyết phục về tình yêu nghệ thuật hội họa của Lê Hướng Quỳ.
Theo tôi, cả cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật của Lê Hướng Quỳ có "4 cái nhất", đúng hơn là "4 cái đầu tiên" đã thực sự thức dậy những kỷ niệm sâu sắc và đẹp trong ông một thời. Điều này đã kịp thời động viên tiếp sức cho ông không ngừng tự vượt chính mình trên con đường vạn dặm chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật:
1. Bức tranh Em làm kế hoạch nhỏ lần đầu được in trên báo Tiền phong năm 1961.
2. Bức tranh Cấy lúa lần đầu được triển lãm tranh thiếu nhi Quốc tế ở Ấn Độ, ở Đức năm 1961 - 1962.
3. Bức tranh cổ động Phân nhiều lúa tốt thêm nhiều được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
4. Bài chuyên khoa lụa Hội thi cấy được các thày Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thụ, những họa sĩ vẽ lụa nổi tiếng khen. Lần đầu tiên có tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Khi Lê Hướng Quỳ như tôi biết còn làm thơ và đã xuất bản được 2 tập thơ Giữa không gian ba chiều năm 2004; Sắc màu thời gian năm 2006. Thì tôi mới ngộ ra "thi chung hữu họa" "họa chung hữu thi" nhất quán trong tác giả Lê Hướng Quỳ. Tập thơ Giữa không gian ba chiều cảm hứng sáng tạo bắt nguồn từ ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật hội họa, chiếm lĩnh không gian 3 chiều trên một mặt phẳng. Còn tập thơ Sắc màu thời gian không có thời gian nào là không tồn tại trong một không gian cụ thể. Sắc màu thời gian cũng là mối quan hệ giữa thơ và họa. Thời gian và không gian là hai hình thức tồn tại cơ bản của tự nhiên, hiện thực, thường tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong thơ và họa của Lê Hướng Quỳ. Giai điệu thơ, chất thơ đã làm nên cái duyên cái đẹp trong không ít tác phẩm hội họa của ông.
Trong tuyển tập Lộ trình và tâm thức năm 2012. Lê Hướng Quỳ công bố các tác phẩm: Hội họa, Trực họa, Ký họa và 2 Phù điêu.
2 Phù điêu:
Sẵn sàng chiến đấu, Sản xuất giỏi chiến đấu giỏi, là 2 bức phù điêu tốt, trong đó ông đã xử lý khối chiếm lĩnh không gian 3 chiều trên một mặt phẳng, tiếng nói đặc thù của phù điêu.
Trực họa - ký họa:
Tìm thi thể và kỷ vật, Bến Hàn và điểm nóng, Chân dung chiến sĩ, Mẹ hậu phương, Hội ý trực chiến, Tuyên truyền viên... chuyển tải được những cảm xúc tươi nguyên, thức dậy những kỷ niệm sâu sắc và đẹp một thời trên tuyến lửa Quảng Bình năm 1968.
Nhiều hơn cả là tranh sơn dầu, bột màu, lụa... mỗi một chất liệu đều có một vẻ đẹp đặc thù, và luôn đòi hỏi những kỹ thuật riêng bắt buộc họa sĩ phải am hiểu chất liệu, tinh thông kỹ thuật mới tạo nên hình thức nghệ thuật đẹp.
Tranh sơn dầu:
Trang sử mùa vàng tham dự triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2010; Ấm áp tình Bác, Đào hào trận địa đêm trăng ít hay nhiều đã biết phát huy vẻ đẹp đặc thù của chất liệu, màu từ khi vẽ đến khi khô không thay đổi, hội đủ khả năng nắm bắt hình sắc tinh tế của tự nhiên và hiện thực.
Tranh bột màu:
Hương cốm, Đền Độc Cước... màu khá trong trẻo thường là một không gian gần như thật, khắc họa được cảm xúc chân thành.
Tranh lụa:
Phải nói rằng Lê Hướng Quỳ bén duyên với tranh lụa, từ những bài tập được thầy khen, đi vào Bảo tàng Mỹ thuật, hay vào giải của các triển lãm Mỹ thuật thường là tranh lụa.
Bác Hồ đọc bia ở Côn Sơn, Hội thi cấy, Trăng quê, Chiều que, Xuống đồng, Hạnh phúc, Hoa của đất... thường nổi trội sắc đen, màu đen làm nhịp cho diễn hình diễn màu. Màu đen theo triết lý nhân sinh phương Đông vừa là không, vừa là có, vừa là nhiều, vừa là ít.. dùng sao cho đúng độ và đẹp chẳng đơn giản chút nào. Có điều vẽ lụa phải khoe được cái nền lụa đã trở thành tên tranh tranh lụa cho dù sắc đen, màu đen, hay độ đậm nói chung vẫn phải khoe cho được cái óng ả nhung mịn giàu chất thơ, khoe cho được cái "thớ dọc" "ganh ngang" của nền lụa mộng mơ. Phải chăng đó là cái riêng tạo nên phong cách nghệ thuật của Lê Hướng Quỳ. Biết tiếp thu nét tinh hoa của nghệ thuật lụa của các thế hệ cha anh theo cảm quan của thế hệ mình.
Tựu chung nghệ thuật lụa, nghệ thuật hội họa của Lê Hướng Quỳ chân thành trong cảm xúc, cụ thể về nội dung, giản dị và dễ hiểu về hình thức, có khả năng đối thoại rộng rãi.
TRANG CHỦ »
LÊ HƯỚNG QUỲ
» LÊ HƯỚNG QUỲ - Họa sĩ, nhà thơ
LÊ HƯỚNG QUỲ - Họa sĩ, nhà thơ
Đăng bởi Unknown vào lúc 31 thg 7, 2013 | 18:19
Lê Hướng Quỳ là 1/38 học sinh lớp Sơ trung 7/1, khóa đầu tiên mở đầu cho một mô hình đào tạo có tầm nhìn chiến lược, chuyên sâu có hệ thống từ: Sơ, Trung, Đại học trong 12 năm tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hầu hết học viên thuộc mô hình đào tạo này đều nên người và thành danh họa sĩ, nhà điêu khắc.
Lê Hướng Quỳ sinh 1944 tại Hậu Lộc, Thanh Hóa. Vốn có năng khiếu từ nhỏ, lại được đào tạo cả hai chuyên ngành điêu khắc, hội họa tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Lê Hướng Quỳ tốt nghiệp Trung cấp Điêu khắc năm 1967, về công tác tại phòng Thông tin cổ động Sở Văn hóa Tỉnh Hải Dương. Năm 1977, ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật chuyên ngành Hội họa, hầu như cả cuộc đời ông gắn bó với quê hương Hải Dương. Cũng như nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc cùng thế hệ, khi về công tác tại Sở Văn hóa các địa phương, nhiệm vụ chính trị là làm công tác thông tin cổ động, như lời ông tự bạch trong tuyển tập hội họa Lộ trình và tâm thức. Lê Hướng Quỳ viết trong đó: "Phải tự học... đồ họa, mỹ thuật ứng dụng... kịp thời vẽ panô tranh cổ động". Kết quả là tranh cổ động Phân nhiều lúa tốt, thêm phần bội thu đã được tuyển chọn làm tranh mẫu in phổ cập rộng rãi là một minh chứng cụ thể. Có điều trong bề bộn tâm tư, công sức, thời gian cho công tác thông tin cổ động ông vẫn giành trọn tình yêu cho nghệ thuật hội họa. Tuyển tập các tác phẩm sơn dầu, bột màu, lụa, trực họa, ký họa... trong Lộ trình và tâm thức năm 2012 là một minh chứng có sức thuyết phục về tình yêu nghệ thuật hội họa của Lê Hướng Quỳ.
Theo tôi, cả cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật của Lê Hướng Quỳ có "4 cái nhất", đúng hơn là "4 cái đầu tiên" đã thực sự thức dậy những kỷ niệm sâu sắc và đẹp trong ông một thời. Điều này đã kịp thời động viên tiếp sức cho ông không ngừng tự vượt chính mình trên con đường vạn dặm chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật:
1. Bức tranh Em làm kế hoạch nhỏ lần đầu được in trên báo Tiền phong năm 1961.
2. Bức tranh Cấy lúa lần đầu được triển lãm tranh thiếu nhi Quốc tế ở Ấn Độ, ở Đức năm 1961 - 1962.
3. Bức tranh cổ động Phân nhiều lúa tốt thêm nhiều được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
4. Bài chuyên khoa lụa Hội thi cấy được các thày Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thụ, những họa sĩ vẽ lụa nổi tiếng khen. Lần đầu tiên có tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Khi Lê Hướng Quỳ như tôi biết còn làm thơ và đã xuất bản được 2 tập thơ Giữa không gian ba chiều năm 2004; Sắc màu thời gian năm 2006. Thì tôi mới ngộ ra "thi chung hữu họa" "họa chung hữu thi" nhất quán trong tác giả Lê Hướng Quỳ. Tập thơ Giữa không gian ba chiều cảm hứng sáng tạo bắt nguồn từ ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật hội họa, chiếm lĩnh không gian 3 chiều trên một mặt phẳng. Còn tập thơ Sắc màu thời gian không có thời gian nào là không tồn tại trong một không gian cụ thể. Sắc màu thời gian cũng là mối quan hệ giữa thơ và họa. Thời gian và không gian là hai hình thức tồn tại cơ bản của tự nhiên, hiện thực, thường tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong thơ và họa của Lê Hướng Quỳ. Giai điệu thơ, chất thơ đã làm nên cái duyên cái đẹp trong không ít tác phẩm hội họa của ông.
Trong tuyển tập Lộ trình và tâm thức năm 2012. Lê Hướng Quỳ công bố các tác phẩm: Hội họa, Trực họa, Ký họa và 2 Phù điêu.
2 Phù điêu:
Sẵn sàng chiến đấu, Sản xuất giỏi chiến đấu giỏi, là 2 bức phù điêu tốt, trong đó ông đã xử lý khối chiếm lĩnh không gian 3 chiều trên một mặt phẳng, tiếng nói đặc thù của phù điêu.
Trực họa - ký họa:
Tìm thi thể và kỷ vật, Bến Hàn và điểm nóng, Chân dung chiến sĩ, Mẹ hậu phương, Hội ý trực chiến, Tuyên truyền viên... chuyển tải được những cảm xúc tươi nguyên, thức dậy những kỷ niệm sâu sắc và đẹp một thời trên tuyến lửa Quảng Bình năm 1968.
Nhiều hơn cả là tranh sơn dầu, bột màu, lụa... mỗi một chất liệu đều có một vẻ đẹp đặc thù, và luôn đòi hỏi những kỹ thuật riêng bắt buộc họa sĩ phải am hiểu chất liệu, tinh thông kỹ thuật mới tạo nên hình thức nghệ thuật đẹp.
Tranh sơn dầu:
Trang sử mùa vàng tham dự triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2010; Ấm áp tình Bác, Đào hào trận địa đêm trăng ít hay nhiều đã biết phát huy vẻ đẹp đặc thù của chất liệu, màu từ khi vẽ đến khi khô không thay đổi, hội đủ khả năng nắm bắt hình sắc tinh tế của tự nhiên và hiện thực.
Tranh bột màu:
Hương cốm, Đền Độc Cước... màu khá trong trẻo thường là một không gian gần như thật, khắc họa được cảm xúc chân thành.
Tranh lụa:
Phải nói rằng Lê Hướng Quỳ bén duyên với tranh lụa, từ những bài tập được thầy khen, đi vào Bảo tàng Mỹ thuật, hay vào giải của các triển lãm Mỹ thuật thường là tranh lụa.
Bác Hồ đọc bia ở Côn Sơn, Hội thi cấy, Trăng quê, Chiều que, Xuống đồng, Hạnh phúc, Hoa của đất... thường nổi trội sắc đen, màu đen làm nhịp cho diễn hình diễn màu. Màu đen theo triết lý nhân sinh phương Đông vừa là không, vừa là có, vừa là nhiều, vừa là ít.. dùng sao cho đúng độ và đẹp chẳng đơn giản chút nào. Có điều vẽ lụa phải khoe được cái nền lụa đã trở thành tên tranh tranh lụa cho dù sắc đen, màu đen, hay độ đậm nói chung vẫn phải khoe cho được cái óng ả nhung mịn giàu chất thơ, khoe cho được cái "thớ dọc" "ganh ngang" của nền lụa mộng mơ. Phải chăng đó là cái riêng tạo nên phong cách nghệ thuật của Lê Hướng Quỳ. Biết tiếp thu nét tinh hoa của nghệ thuật lụa của các thế hệ cha anh theo cảm quan của thế hệ mình.
Tựu chung nghệ thuật lụa, nghệ thuật hội họa của Lê Hướng Quỳ chân thành trong cảm xúc, cụ thể về nội dung, giản dị và dễ hiểu về hình thức, có khả năng đối thoại rộng rãi.
Nhãn:
LÊ HƯỚNG QUỲ