Trong cuộc sống gia đình hôm nay, nhiều người có việc riêng tư, học hành, công tác, làm ăn... nên không chủ động được thời gian cho cuộc họp mặt trong bữa cơm gia đình.
Lâu dần theo thời gian, nhiều người chỉ quan tâm đến việc làm sao cho bữa ăn có đủ dưỡng chất hoặc... no bụng mà thôi. Và bữa ăn có thể diễn ra ở bất cứ đâu, trong trạng thái nào, dù là cơm bụi, cơm hàng, cơm hộp... miễn là thỏa mãn về vật chất. Thật sự nghĩ lại, người ta cảm thấy bữa ăn vội vàng ấy chẳng có chút ý nghĩa tinh thần nào. Có lẽ, ai cũng thừa nhận rằng việc có đủ mặt các thành viên gia đình là quan trọng và cần thiết biết bao.
Bữa cơm gia đình thể hiện truyền thống gia tộc, tình cảm thắm thiết của mọi người với nhau quanh mâm cơm dù giản dị, đạm bạc. Từ xưa, ông cha ta rất coi trọng bữa cơm gia đình, bởi tại đó, sự đoàn kết, quan tâm nhau qua những lời trao đổi, bộc bạch, chia sẻ vui buồn... mang đậm tính kế thừa cần duy trì lâu dài. Nếu có những bất đồng về vấn đề nào đó thì việc tham gia bữa cơm chung sẽ dễ dàng bày tỏ cho mọi người biết quan điểm của mình, đồng thời sẵn sàng gạt bỏ các mối lo âu để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bữa cơm là thời điểm họp mặt đầy đủ mọi thành viên trong gia đình, có nhà “tam, tứ đại đồng đường” quây quần bên mâm cơm. Trong những gia đình nền nếp, tuy mâm cơm ngày thường tuy có đạm bạc: rau, dưa, tương cà vẫn là chủ lực, nhưng bù lại được các bà mẹ hiền, các nàng dâu thảo, các chị gái đảm đang chăm chút, sắp xếp gọn gàng và ý tứ. Đây là phần rau luộc mềm hơn dành cho ngưòi già, đây là nước mắm không cay cho em nhỏ. Hôm nào ăn thịt, cá hay giò chả ... thì góc mâm có những đĩa thức ăn ấy được xoay về phía ông bà, cha mẹ. Tất nhiên, cả nhà cùng ăn, nhưng đấy là ý thức và tấm lòng của những người nội trợ. Đã có nếp từ bao giờ, ai nấy nhẹ nhàng ngồi vào đúng chỗ. Mẹ và chị xới cơm, múc canh, anh và em so đũa, chia bát bao giờ cũng theo thứ bậc và trao bằng hai tay. Trong nhà với nhau cả, nhưng ai cũng bắt đầu bằng một câu mời. Câu mời trong bữa cơm được rèn tập từ tuổi ăn, học nói, rồi trở thành thói quen mà mãi đến tuổi già cũng không quên, không bỏ. Không khí bữa cơm chan hoà, vui vẻ, cảm giác thoải mái, ngon lành.
Trong không khí thân tình ấy, ai cũng có quyền nêu ý kiến, thắc mắc, dự tính tương lai của riêng mình hoặc của gia đình để cùng bàn bạc, tháo gỡ. Những câu chuyện vui nơi làm việc, học hành được kể lại, pha trò sẽ khiến mọi người thêm vui vẻ, ngon miệng. Bậc ông bà, cha mẹ nhân đó bằng kinh nghiệm tích lũy sẽ chỉ bảo, phân tích hay góp ý tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn trong gia đình. Điều đó giúp tránh được tâm trạng thụ động hoặc chủ quan cho các thành viên. Không khí dân chủ, cởi mở này sẽ giúp phần nào cho mọi người bắt nhịp tốt với cuộc sống ngoài xã hội. Bữa cơm gia đình làm nhiều người bớt sự căng thẳng, mệt mỏi sau công việc và thêm tự tin vào tương lai.
Không phải lúc nào cũng tập hợp được đủ mọi thành viên trong gia đình, nhưng bữa cơm chung vẫn phải cố gắng sắp xếp, duy trì và đúng thời gian mỗi ngày hoặc mỗi cuối tuần tùy theo điều kiện, hoàn cảnh - vì nó giống như một cuộc họp nội bộ gia đình. Vì thế, trong xây dựng cuộc sống mới, xây dựng gia đình văn hoá thì bữa cơm gia đình vẫn là cái thước đo nhạy cảm và chính xác nhất trình độ, chất lượng cuộc sống, bản sắc dân tộc, hạnh phúc gia đình, gia phong và những truyền thống tốt đẹp trong đời thường, nhưng không thể coi thường.
Bữa cơm gia đình thể hiện truyền thống gia tộc, tình cảm thắm thiết của mọi người với nhau quanh mâm cơm dù giản dị, đạm bạc. Từ xưa, ông cha ta rất coi trọng bữa cơm gia đình, bởi tại đó, sự đoàn kết, quan tâm nhau qua những lời trao đổi, bộc bạch, chia sẻ vui buồn... mang đậm tính kế thừa cần duy trì lâu dài. Nếu có những bất đồng về vấn đề nào đó thì việc tham gia bữa cơm chung sẽ dễ dàng bày tỏ cho mọi người biết quan điểm của mình, đồng thời sẵn sàng gạt bỏ các mối lo âu để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bữa cơm là thời điểm họp mặt đầy đủ mọi thành viên trong gia đình, có nhà “tam, tứ đại đồng đường” quây quần bên mâm cơm. Trong những gia đình nền nếp, tuy mâm cơm ngày thường tuy có đạm bạc: rau, dưa, tương cà vẫn là chủ lực, nhưng bù lại được các bà mẹ hiền, các nàng dâu thảo, các chị gái đảm đang chăm chút, sắp xếp gọn gàng và ý tứ. Đây là phần rau luộc mềm hơn dành cho ngưòi già, đây là nước mắm không cay cho em nhỏ. Hôm nào ăn thịt, cá hay giò chả ... thì góc mâm có những đĩa thức ăn ấy được xoay về phía ông bà, cha mẹ. Tất nhiên, cả nhà cùng ăn, nhưng đấy là ý thức và tấm lòng của những người nội trợ. Đã có nếp từ bao giờ, ai nấy nhẹ nhàng ngồi vào đúng chỗ. Mẹ và chị xới cơm, múc canh, anh và em so đũa, chia bát bao giờ cũng theo thứ bậc và trao bằng hai tay. Trong nhà với nhau cả, nhưng ai cũng bắt đầu bằng một câu mời. Câu mời trong bữa cơm được rèn tập từ tuổi ăn, học nói, rồi trở thành thói quen mà mãi đến tuổi già cũng không quên, không bỏ. Không khí bữa cơm chan hoà, vui vẻ, cảm giác thoải mái, ngon lành.
Trong không khí thân tình ấy, ai cũng có quyền nêu ý kiến, thắc mắc, dự tính tương lai của riêng mình hoặc của gia đình để cùng bàn bạc, tháo gỡ. Những câu chuyện vui nơi làm việc, học hành được kể lại, pha trò sẽ khiến mọi người thêm vui vẻ, ngon miệng. Bậc ông bà, cha mẹ nhân đó bằng kinh nghiệm tích lũy sẽ chỉ bảo, phân tích hay góp ý tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn trong gia đình. Điều đó giúp tránh được tâm trạng thụ động hoặc chủ quan cho các thành viên. Không khí dân chủ, cởi mở này sẽ giúp phần nào cho mọi người bắt nhịp tốt với cuộc sống ngoài xã hội. Bữa cơm gia đình làm nhiều người bớt sự căng thẳng, mệt mỏi sau công việc và thêm tự tin vào tương lai.
Không phải lúc nào cũng tập hợp được đủ mọi thành viên trong gia đình, nhưng bữa cơm chung vẫn phải cố gắng sắp xếp, duy trì và đúng thời gian mỗi ngày hoặc mỗi cuối tuần tùy theo điều kiện, hoàn cảnh - vì nó giống như một cuộc họp nội bộ gia đình. Vì thế, trong xây dựng cuộc sống mới, xây dựng gia đình văn hoá thì bữa cơm gia đình vẫn là cái thước đo nhạy cảm và chính xác nhất trình độ, chất lượng cuộc sống, bản sắc dân tộc, hạnh phúc gia đình, gia phong và những truyền thống tốt đẹp trong đời thường, nhưng không thể coi thường.