Các nguyên tắc
Chống lại lo âu, buồn phiền, suy nghĩ luẩn quẩn, suy nhược thần kinh
- "Quẳng gánh lo đi để sống vui, sống thọ" - Những ý tưởng tuyệt vời để sống thanh thản
và hạnh phúc (DALE CARNEGIE - Mỹ) -
(Đã được tóm lược từ hơn 300 trang sách và biên soạn thêm bởi Hải Lê)
(Nhiều khi bạn cứ chờ đợi một
người có thể thay đổi cuộc sống của mình mà quên rằng người đó chính là bạn.
Chính bạn có thể thay đổi con đường tương lai, chính bạn sẽ yêu thương mình và
đem lại niềm vui cho mình. Bản thân bạn đã có đủ những gì cần thiết để làm nên
thành công và hạnh phúc)
Phần 1: Các nguyên
tắc cơ bản để loại bỏ sự lo lắng:
1- Sống trong "Những ngăn kín của thời gian" - Hãy đóng chặt
những cánh cửa nặng nề dẫn đến quá khứ và tương lai - Hãy sống với ngày hôm nay,
khoảnh khắc này - tận dụng tốt, hợp lý tối đa 24 giờ quý gía của 1 ngày.
( Hạnh phúc ko tự nhiên
xảy đến, bạn phải lựa chọn nó và tiếp tục chọn như thế từng ngày. Mỗi sáng thức
dậy, hãy tự nhủ với mình: Tôi chính là người sẽ khiến tôi hạnh phúc hay bất
hạnh hôm nay. Ngày hôm qua đã qua, ngày mai chưa tới, tôi chỉ có trong tay một
ngày, đó là hôm nay, và hôm nay tôi muốn mình hạnh phúc!)
(Ngay từ bây giờ, hãy
lắng nghe, hãy ngắm nhìn và hãy làm tất cả những gì xứng đáng với thời gian của
bạn. Đừng hoãn lại bất cứ điều gì có thể mang lại nụ cười rạng rỡ cho cuộc
sống. Mỗi khi thức giấc, bạn đừng quên tự nhủ rằng hôm nay chính là một ngày
đặc biệt để thực hiện những gì mình muốn)
2- Tự hỏi bản thân (trước mỗi việc cần thiết): "Điều tệ nhất có thể
xảy ra là gì ?"
-
Chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều tồi tệ nhất
-
Nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất.
3- Cách tốt nhất để thư giãn và nghỉ ngơi để mạnh khoẻ, hạnh phúc:
-
Tin vào Đức Chúa Trời, Đức Phật...Cầu nguyện, niệm Phật...
-
Học cách ngủ ngon giấc (Chi tiết phần cuối)
-
Yêu âm nhạc, thường xuyên nghe nhạc - nhất là nhạc không lời
-
Yêu tiếng cười: Hay hài hước, đọc truyện cười, xem phim hài, sống vui vẻ...
(Nụ cười có thể hàn gắn
vết thương, làm dịu nỗi đau buồn và mang mọi người đến gần nhau hơn. Nụ cười là
thứ tài sản quý giá mà bất kỳ ai cũng dễ dàng có được nếu chịu mở rộng lòng đón
nhận. Và đừng quên rằng bạn luôn được tự do làm điều gì đó khiến mình nở nụ
cười)
-
Nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống, của mọi người (Nhìn vào những ưu điểm của những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp - động viên, khích lệ họ thay vì càu nhàu, chỉ trích, soi mói...)
Phần 2: Phương pháp
phân tích và giải quyết sự lo lắng
1- Cách phân tích và giải quyết toàn diện tất cả các vấn đề gây lo lắng
-
Tìm hiểu vấn đề gây lo lắng, thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan - Viết ra
chính xác điều đang lo lắng.
-
Viết ra những gì có thể làm để giải quyết điều đó
-
Phân tích vấn đề như một luật sư biện hộ cho những quan điểm trái ngược với
quan điểm, ước muốn của mình, những điều mình ko muốn chấp nhận. Viết ra cả 2
mặt của vấn đề (Cả câu hỏi và trả lời suy nghĩ sẽ rõ ràng hơn) rồi loại trừ,
chọn lọc.
-
Tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, nghiêm túc, cẩn trọng, khách quan (như đang
giúp một người khác một cách điềm tĩnh, loại trừ ảnh hưởng của các cảm xúc)
-
Cân nhắc tất cả thông tin - Nhanh chóng quyết định sẽ làm gì
-
Thực hiện ngay và kiên định làm theo quyết định đó
2- Nêu ra và trả lời 4 câu hỏi:
+ Vấn đề là gì ?
+ Nguyên nhân gây ra vấn đề ?
+ Tất cả những giải pháp để giải quyết
vấn đề ?
+ Giải pháp tốt nhất ?
Phần 3: Phá bỏ thói
quen lo lắng trước khi nó tàn phá ta:
1- Để tâm trí ko còn chỗ cho sự lo lắng: Loại bỏ tất cả lo lắng ra
khỏi đầu bạn bằng cách giữ cho mình luôn luôn bận rộn - Luôn có danh sách các
việc cần làm, nên làm cho bản thân, cho gia đình, cho công việc...
2- Gạt bỏ những điều vụn vặt: Đừng quan tâm quá nhiều đến những
chuyện vặt vãnh - Cuộc đời quá ngắn ngủi để có thời gian xét nét những điều vụn
vặt!
3- Sử dụng Luật bình quân: Phương thuốc hiệu nghiệm:
Có thể loại bỏ 9/10 những lo âu
của mình ngay lập tức nếu kiểm tra xem liệu có căn cứ nào cho những lo lắng của
mình hay ko - Hãy kiểm tra các số liệu!? Hãy tự hỏi bản thân: "Theo luật
bình quân thì xác suất xảy ra sự việc mình đang lo lắng là bao nhiêu?" (Ví dụ: Có bà mẹ cứ luôn lo lắng, tưởng
tượng rằng con mình tự đi học ko ai đưa đón có thể bị tai nạn giao thông trong
khi xác suất xảy ra sự việc là rất ít - Nên huấn luyện con những kỹ năng cần
thiết để tránh...)
4- Hợp tác với những điều ko thể tránh khỏi: Nếu lâm vào một tình
thế nằm ngoài khả năng thay đổi hay cải thiện của bạn, hãy tự nhắc bản thân
rằng: Chuyện cũng đã vậy rồi, ko thể khác được!
5- Đặt lệnh "dừng" đối với nỗi lo lắng - đừng dành cho nó
sự quan tâm quá mức.
6- Hãy sống với hiện tại và để cho quá khứ tự chôn vùi những sai
lầm của nó!
Phần 4: 7 cách luyện
tinh thần để sống thanh thản và hạnh phúc - (Cuộc đời là một ngày hội dành
riêng cho kẻ khôn ngoan):
1- Suy nghĩ và hành động một cách vui tươi
-
Ngay từ hôm nay, tôi sẽ vui vẻ: Khi người ta quyết định vui vẻ thì họ sẽ được
vui vẻ gần như thế - Hạnh phúc có từ chính bên trong chúng ta chứ ko phải từ
ngoại cảnh.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ cố gắng thích nghi với thực tế thay vì cố gắng bắt mọi thứ
phải thay đổi theo mong muốn chủ quan của mình. Tôi sẽ chấp nhận gia đình, công
việc...và tìm cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với chúng.
-
Ngay từ hôm nay, tôi sẽ chăm sóc, rèn luyện cơ thể mình để nó trở thành cỗ máy
hoàn hảo tuân theo mọi mệnh lệnh của tôi.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ cố gắng nỗ lực tập trung suy nghĩ rèn luyện trí óc, học
hỏi điều hữu ích, ko suy nghĩ lan man.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ rèn luyện tâm hồn mình bằng cách: Bí mật giúp đỡ một vài
người mà ko cho họ biết và làm ít nhất 2 điều mình ko muốn làm để tự rèn luyện.
(Niềm vui là thứ cần
được trao đi và nhận lại. Đó mới đúng là phép lịch sự đích thực khiến tất cả
mọi người đều phong lưu. Đó mới đúng là kho báu mà càng được trao đổi bao nhiêu
thì càng nhân lên bấy nhiêu. Đó mới đúng là hạt giống mà cho dù bạn gieo xuống
mảnh đất nào, nó cũng sẽ trổ hoa kết trái)
(Hãy giữ gìn kho báu
trong bạn: Lòng tốt. Khi giúp đỡ người khác một cách chân thành, chúng ta đang
tự giúp mình bằng cách mang lại sự thanh thản cho tâm hồn mình. Hãy biết cách
cho mà ko do dự, biết cách mất mà ko tiếc...)
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ tỏ ra thật dễ thương: Trông tôi phải thật rạng rỡ, chỉnh
tề, nói năng nhỏ nhẹ, cư xử lịch thiệp và hào phóng với những lời khen ngợi, ko
phê bình một ai, ko chê trách điều gì và ko tìm cách chấn chỉnh người nào.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ ko nóng vội muốn giải quyết vấn đề cả đời chỉ trong một
ngày và tôi có thể làm việc hiệu quả hơn.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ lập 1 kế hoạch: Tôi sẽ viết ra những việc mình muốn làm và
cố gắng thực hiện - Loại bỏ tính hấp tấp và lưỡng lự.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ dành nửa giờ yên tĩnh để thư giãn một mình và có thể nghĩ
về viễn cảnh tươi sáng hơn cho đời mình.
-
Ngay hôm nay, tôi sẽ ko sợ hãi, ý thức vươn tới một cuộc sống hạnh phúc hơn để
tận hưởng những điều tươi đẹp, để yêu và tin rằng tôi cũng xứng đáng được yêu
thương.
2- Chấm dứt việc trả đũa: Đừng bao giờ cố trả đũa kẻ thù của mình,
bởi khi đó chúng ta sẽ làm tổn thương bản thân còn nhiều hơn là tổn thương họ.
3- Ko buồn lòng về sự vô ơn:
-
Thay vì phẫn nộ về thái độ vô ơn, hãy chấp nhận đó là một điều bình thường.
-
Hãy nhớ rằng: Cách duy nhất để có thể tìm thấy hạnh phúc là đừng mong đợi được
biết ơn mà hãy cứ cho đi và vui hưởng niềm hạnh phúc từ việc làm ấy.
-
Lòng biết ơn là trái ngọt cần vun trồng - Muốn con cái có thái độ biết ơn thì
chúng ta phải dạy bảo chúng bằng chính hành động và thái độ của mình.
4- Những gì bạn có: Quý giá hơn hàng triệu đô-la! - Hãy nghĩ đến
những điều may mắn mà bạn có được chứ ko phải những rắc rối.
5- Hãy là chính mình: Đừng bắt chước người khác - Hãy khám phá bản
thân và tự tin là chính mình.
(Chính bạn là một con
người độc đáo, với tất cả những ưu, khuyết điểm, tính cách, khả năng, tình cảm,
niềm tin và mơ ước. Bạn hạnh phúc khi hiểu rằng hoàn toàn có thế trưởng thành
và hoàn thiện với chính những gì mình vốn có. Vì vậy, hãy ko ngừng nỗ lực và tự
tin ở bản thân)
(Những người ít hạnh
phúc nhất là những người quan tâm nhiều nhất đến cách nhìn của người khác về
họ. Đừng quên rằng những gì bạn nghĩ về mình luôn quan trọng hơn việc người
khác nghĩ gì về bạn. Bạn có thể hạnh phúc với con người thực sự của mình và hãy
tự hào về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào đi nữa)
6- Chấp nhận và biến khó khăn thành cơ hội: Nếu số phận chỉ cho ta một
quả chanh - Hãy cố gắng pha thành ly nước chanh
7- Cách thoát khỏi phiền muộn là quên đi bản thân và mang niềm vui,
hạnh phúc đến cho người khác.
(Hãy quên đi những điều
đã khiến bạn đau buồn, nhưng đừng bao giờ quên những điều đã làm bạn vui sướng.
Hãy quên đi những người ko thật lòng, nhưng đừng bao giờ quên những người tri
kỷ. Hãy quên đi những cay đắng đã qua, nhưng đừng bao giờ quên rằng hạnh phúc
đang đến với bạn từng ngày)
Phần 5: Gạt bỏ nỗi lo
bị chỉ trích
1- Ko ai soi mói một kẻ tầm thường: Một lời chỉ trích bất công
thường là những lời ca ngợi bị biến hình vì ghen tỵ. Hãy nhớ, ko ai thèm soi
mói vì một kẻ tầm thường.
2- Để ko tổn thương vì những lời chỉ trích: Làm tốt nhất những gì
có thể rồi bật chiếc dù của bạn lên để cơn mưa nhận xét ko làm ướt gáy bạn.
3- Hãy ghi nhận, phân tích những điểm yếu của bản thân để dần dần
điều chỉnh bản thân - ko đổ lỗi cho người khác - chính mình phải chịu trách
nhiệm cho hầu hết những điều ko may xảy đến cho bản thân - Ta là kẻ thù nguy
hiểm nhất của chính mình ! - Thường xuyên tự kiểm điểm - Rút kinh nghiệm - ko
để kẻ khác có cơ hội chỉ trích mình nữa: Tiết kiệm thời gian, hào hứng học hỏi
từ những kẻ đã quở trách, mắng mỏ và tranh cãi với mình (Kẻ thù thường nhận xét
xác thực về bản thân chúng ta hơn chính chúng ta), cầu thị bằng thái độ nhã
nhặn và sáng suốt - Hãy khiến kẻ chỉ trích chúng ta phải bối rối bằng cách nói
rằng: "Nếu biết tất cả những sai lầm khác của tôi, hẳn anh ta sẽ chỉ trích
tôi thậm tệ hơn nữa ấy chứ" - Ko ai hoàn hảo! - Hãy xin lời khuyên từ
những người đi trước, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang quan tâm...
(Thành công là điều mà
tất cả chúng ta đều mong muốn. Nhưng thất bại và biết được nguyên nhân của thất
bại chính là bước chuẩn bị kĩ càng cho thành tựu lớn hơn. Vì lẽ đó, đừng vội
xem thường những người nhiều lần thất bại, mà hãy để tâm xem sau mỗi lần thất
bại, họ đã đứng lên như thế nào)
(Những người thành công
ko phải là những người ko gặp thất bại và trắc trở, quan trọng là họ biết hoàn
thiện bản thân sau những thất bại và trắc trở đó. Thất bại sẽ dạy cho bạn nhiều
kinh nghiệm quý báu; thử thách là cơ hội để bạn nung nấu ý chí và khát vọng
vươn lên)
Phần 6: 6 cách tránh
mệt mỏi và lo lắng, đồng thời nâng cao tinh thần và sức lực
1- Hãy nghỉ ngơi điều độ trước khi bị quá sức.
- Tìm nguyên nhân và cách khắc
phục trạng thái mệt mỏi - Thay đổi công việc cũng là một biện pháp nghỉ ngơi.
Hầu hết sự mệt mỏi đều bắt nguồn từ trạng thái tinh thần (tâm lý) và cảm xúc (Như:
buồn tẻ, bất mãn, cảm giác bị thiếu tôn trọng, cảm giác là người vô tích sự, lo
lắng, bồn chồn, căng thẳng, buồn phiền - làm việc kém hiệu quả, đau đầu) hiếm
khi vì nguyên nhân thể chất thuần tuý.
2- Học cách thư giãn ngay cả khi đang làm việc: Thoải mái từ tư thế
- ko nên gồng mình, lên gân lên cốt một cách ko cần thiết khi giải quyết việc
khó hay nhiều việc. Giải lao, thư giãn cơ thể: Nhắm mắt - thả lỏng toàn bộ cơ
thể (nhất là đôi mắt)
3- Tránh mệt mỏi và giữ sắc diện tươi trẻ: Áp dụng các biện pháp
thư giãn cả khi ở nhà. Nhiều khi lo lắng chỉ là vô ích, hãy học cách sống thanh
thản. Có thể chia sẽ với những người bạn tin cậy, bác sỹ, luật sư hay cha sứ...
về những lo lắng của mình, nhận lời khuyên và cảm thông từ họ và giải toả sự lo
lắng (người khác sẽ nhận ra những khía
cạnh của vấn đề mà bạn ko nhìn ra)
-
Tạo một quyển sổ cẩm nang tinh thần chuyên ghi những lời trích dẫn khiến bạn
cảm thấy hứng thú và phấn chấn để khi tâm trạng sa sút bạn đọc và chúng sẽ giúp
bạn suy nghĩ tốt hơn và xoá tan u sầu.
-
Đừng chăm chú quá nhiều vào khuyết điểm của người khác để trở thành người hay
quở trách, đay nghiến. Hãy viết một danh sách những ưu điểm của vợ/chồng/con/đồng
nghiệp mà bạn đang không hài lòng về họ để thấy họ ko đến nỗi tệ và sẽ trở nên
tốt hơn khi bạn động viên, khích lệ, giúp họ khá hơn...
-
Hãy quan tâm đến mọi người một cách chân thành, thiện chí để trở thành người
lôi cuốn, hoạt bát, hạnh phúc.
-
Lập kế hoạch cho công việc ngày mai trước khi đi ngủ: Bạn sẽ hoàn thành được
nhiều việc hơn, ít mệt mỏi hơn, thành công hơn và có thời gian cho nghỉ ngơi
thư giãn hơn.
(Những gì làm được ngày nay chớ để ngày mai)
- Hãy thư giãn (2
lần/ngày) để tránh căng thẳng, mệt mỏi theo bài tập sau:
+
Nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, lăn người
+
Nhắm mắt lại. Bạn có thể thử nói theo gợi ý của Giáo sư Johnson: "Mặt trời đang toả nắng trên đầu. Bầu
trời trong xanh và bừng sáng. Thiên nhiên an lành đang bao trùm cả thế giới này
- và Tôi, đứa con của Thiên nhiên đang hoà vào Vũ trụ".
(Nếu quá bận,
bạn có thể ngồi thẳng trên ghế, thả lỏng cánh tay và đặt nhẹ lòng bàn tay lên
đùi và nói như trên)
+
Duỗi các ngón chân rồi thả lỏng. Kéo căng cơ chân - rồi thả lỏng. Chầm chậm làm
tiếp lên các bộ phận ở phía trên cơ thể cho tới cổ. Rồi xoay đầu như thể đó là
một quả bóng. Liên tục nhắc các cơ bắp của mình thả lỏng...thả lỏng...
+
Thư giãn thần kinh bằng hơi thở chậm, đều. Hít thở thạt sâu để xoa dịu thần
kinh.
+
Hãy nghĩ đến những nếp nhăn trên gương mặt bạn và làm phẳng chúng ra bằng cách
nhẹ nhàng thả lỏng các cơ mặt ở hai chân mày và khoé miệng...
4- 4 thói quen tốt khi làm việc:
-
Chỉ để trên bàn những giấy tờ liên quan đến vấn đề phải giải quyết ngay.
-
Giải quyết mọi việc theo thứ tự quan
trọng
-
Khi gặp vấn đề nảy sinh, hãy giải quyết ngay nếu thấy có đầy đủ các yếu tố để
ra quyết định
-
Học cách tổ chức, uỷ quyền đúng người, đúng việc và giám sát
5- Cách xua tan nỗi buồn chán - nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi, lo
lắng và bực dọc là nhiệt tình với công
việc - nó sẽ là nguồn động viên tinh thần rất lớn.
Sự
nhàm chán sinh mệt mỏi.
Sự
hứng khởi, vui vẻ làm quá trình trao đổi chất phục hồi ngay tức thì.
Hãy
tìm sự lý thú, say mê trong mỗi công việc, mỗi thời khắc đang sống. Những người
may mắn là những người được làm những việc mình yêu thích. Nếu ko được như vậy
hãy dốc sức biến công việc vốn tẻ nhạt trở nên thú vị, bạn sẽ có nhiều sức lực
hơn, trở nên say mê hơn, làm việc nhanh hơn và thấy hạnh phúc hơn rất nhiều so
với trước kia.
Sức
mạnh trong việc thay đổi thái độ tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng - Nó
làm nên những điều kỳ diệu. Hãy lên dây cót tinh thần cho mình vào mỗi buổi
sáng! - "Ta nghĩ thế nào thì cuộc
sống của ta sẽ như thế" - Marcus Aurelius (121-180) (Hoàng đế La Mã
trị vì từ năm 161 - nổi tiếng như một triết gia - 1 trong 5 vị hoàng đế anh
minh của đế chế La Mã)
Tự định hướng cho mình bằng những suy nghĩ
tích cực, hạnh phúc, mạnh mẽ, thanh thản - Nhắc nhở mình phải biết ơn những thứ
đã có, bạn có thể khiến tâm hồn mình luôn tràn ngập trong những cảm xúc bay
bổng và vui tươi. Với những suy nghĩ đúng đắn, hợp lý, bạn có thể làm cho mọi
công việc trở nên dễ chịu hơn, đầu óc thảnh thơi và lâu dài là thăng tiến, nâng
lương... hoặc chí ít nó cũng làm giảm tối đa sự mệt mỏi của bạn và giúp bạn có
được những giờ phút thư giãn.
Hãy
nghĩ đến sự hứng thú mà công việc đem lại cho bạn. Hãy tự nhắc bản thân rằng
niềm say mê công việc sẽ giúp nhân đôi hạnh phúc trong cuộc đời bạn bởi bạn
dành gần như một nửa cuộc đời để làm việc.
(Bản chất của hạnh phúc
ko phải là được làm việc mình yêu thích mà là yêu thích việc mình làm. Biến
công việc thành niềm vui sống sẽ khiến mỗi ngày của bạn đều trở nên mới mẻ và
ngay cả khó khăn cũng là trải nghiệm đầy thú vị. Sau những giờ làm việc hăng
say, bạn có thể tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi thực thụ và giấc ngủ êm
đềm)
6- Cách tránh lo lắng vì mất ngủ: Mỗi người, mỗi thời kỳ cơ thể có
nhu cầu về ngủ khác nhau. Đặc biệt có những người ngủ rất ít mà vẫn làm việc
rất tốt, sống khoẻ, sống thọ. Đặc biệt nhất là một người lính Hungari trong thế
chiến thứ nhất sau khi bị thương đã mất hẳn khả năng ngủ mà vấn sống khoẻ mạnh
suốt nhiều năm sau đó.
Nếu
ko ngủ được, bạn hãy cứ nhắm mắt nằm yên tự nhủ: "Nếu ko ngủ được thì
thôi, mình cũng chẳng cần. Mình vẫn ổn cho dù có nằm thức đến sáng". Tránh
suy nghĩ miên man càng làm chứng mất ngủ nặng thêm.
Những
lo lắng về chứng mất ngủ còn khiến bạn bị tổn thương hơn cả những gì mà căn
bệnh này thực sự đem lại. Ko nên lo lắng về sự mất ngủ. Chính sự lo lắng về
chứng mất ngủ mới huỷ hoại sức khoẻ của bạn - chứ ko phải chứng mất ngủ.
Để
có một đêm ngon giấc thì yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có được cảm giác an
toàn.
Mẹo
nhỏ: Nhắm mắt và ngước con ngươi lên cũng sẽ dễ ngủ.
5 quy tắc giúp giảm chứng mất ngủ:
-
Có thể ngồi dậy, làm việc hay đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
-
Lo lắng về chứng mất ngủ thường gây ra những hậu quả còn tệ hại hơn bản thân
căn bệnh này
-
Cầu nguyện, niệm Phật...
-
Thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
-
Ban ngày hãy tập thể dục hoặc lao động chân tay làm cho cơ thể bạn mệt lử đến
mức ko thể thức đêm được nữa.
Nên có thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại
bỏ thói quen lo lắng.